Tin tức
Tối ưu chi phí mùa dịch: Nắm bắt “kẻ thù” làm giảm chất lượng vải trong quá trình lưu kho!
Do dịch bệnh nên nhiều doanh nghiệp May Mặc đang ở trong tình huống bị gián đoạn hoặc tạm ngừng sản xuất các mặt hàng thời trang mới. Bên cạnh việc quản lý kho vận thì việc quan tâm đến chất lượng vải trong quá trình lưu kho cũng cần được quan tâm hơn. Bởi những yếu tố thời tiết, môi trường hoàn toàn có thể gây hư hại đến vải, thậm chí doanh nghiệp phải nhập mới để sản xuất sau dịch, gây thiệt hại kinh tế. Cùng tìm hiểu thêm về yếu tố thời tiết ảnh hưởng đến chất lượng vải trong quá trình lưu kho qua bài viết sau đây.
3 yếu tố thời tiết ảnh hưởng đến chất lượng vải lưu kho
1. Ánh sáng, tia UV
Trong ngành công nghiệp dệt may đã từng có nhiều cuộc thảo luận đáng chú ý về ảnh hưởng của tia UV đối với các tính chất vật lý của vải. Bên cạnh việc người tiêu dùng quan trọng giá trị lâu dài của sản phẩm quần áo họ chọn, thì việc lưu ý về ánh sáng và tia UV trong quá trình lưu giữ và trưng bày cũng là vấn đề đáng lưu tâm.
Bức xạ UV sẽ làm cho màu sắc bị phai theo thời gian cũng như làm suy yếu cấu trúc của một số vật liệu. Điều quan trọng là phải tham khảo ý kiến của nhà cung cấp vải để hiểu được mức độ đàn hồi của lựa chọn vải đối với tia UV và các hình thức hủy hoại môi trường khác có thể xảy ra.
Ngoài ra, các nguồn sáng ánh sáng còn sản sinh ra nguồn nhiệt lớn là 1 tác nhân khác gây hư hại cho vải vóc. Điều kiện lý tưởng để bảo quản vải vóc là trong phòng có ánh sáng không trực tiếp chiếu vào vải vóc, nguồn sáng không đặt quá gần với vải vóc. Môi trường nóng ẩm, thiếu ánh sáng còn có thể tạo môi trường cho các loại mối mọt phát triển làm ảnh hưởng đến vải vóc. Việc cân bằng yếu tố ánh sáng, tia UV là điều mà doanh nghiệp may mặc cần tính toán cẩn thận.
2. Độ ẩm
Trong bảo quản nguyên liệu, thành phẩm trong ngành may mặc thì Độ Ẩm là một trong những “kẻ thù” đối với các chất liệu vải làm từ da, sợi, vải hay các loại sợi bông tự nhiên. Đây là các loại chất liệu có khả năng thấm nước rất cao. Chúng có khả năng thấm nước đến 70% so với trọng lượng vốn có. Hơn nữa, sau khi bị thấm nước, khả năng làm khô rất chậm nên việc ẩm, mốc, hư hại sản phẩm là việc khó tránh khỏi. Chính bởi nguyên nhân này mà việc kiểm tra, kiểm soát độ ẩm trong bảo quản và chế biến sợi bông là yếu tố được ưu tiên hàng đầu.
Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt độ thay đổi thất thường. Đặc biệt vào mùa nồm, độ ẩm không khí cao. Đây cũng là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của vải sợi, bông sợi,…
Theo kết quả cho thấy, độ ẩm hợp lý nhất để bảo quản các sản phẩm của ngành may mặc là 50-55%. Vượt qua hoặc thấp hơn ngưỡng này, ta sẽ thấy xuất hiện các hiện tượng như: quần áo có mùi hôi hoặc mốc, đi kèm đó là tình trạng xỉn màu, bị mục,…gây nên các thiệt hại lớn về kinh tế.
3. Nhiệt độ
Bên cạnh độ ẩm, nhiệt độ cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và gây hư hại cho vải vóc. Nhiệt độ lý tưởng để bảo quản vải là khoảng 18 – 20 độ C. Nhiệt độ nên được giữ ở mức tương đối cố định, không thay đổi nhiều. Ngoài ra, nhiều loại vải vóc còn là chất liệu bắt cháy, nên cần cực kỳ chú ý kiểm soát nhiệt độ trong kho chứa vải. Ví dụ như: vải dệt kim cực kỳ nhạy cảm với nhiệt độ cao. Nếu doanh nghiệp may mặc ở khu vực phía Bắc muốn nhập trước các sản phẩm dệt kim cho mùa đông thì cần đặc biệt lưu ý về thời tiết tháng 8, tháng 9 vì khả năng cao vẫn còn một vài đợt nắng nóng.
Xem thêm dự báo thời tiết Hà Nội tháng 8, tháng 9
Các loại chất liệu vải “nhạy cảm” với yếu tố thời tiết
Một số loại vải cực kỳ nhạy cảm trước yếu tố thời tiết như nhiệt độ, độ ẩm mà doanh nghiệp may mặc cần lưu ý:
Vải chứa nhiều nilon:
Chất liệu vải nilon có nhiều trong nhiều sản phẩm thời trang như đồ bơi, áo khoác mùa đông, áo gió… Đây là loại vải có khả năng hấp thụ ít nước, khô nhanh, chống nấm mốc. Vải nhiều nilon có khả năng chống côn trùng nấm mốc, và vì nylon không có nguồn gốc từ sợi động vật như len hoặc tơ.
Tuy nhiên, nếu ấu trùng của côn trùng phát triển từ trứng được đẻ bên trong các nếp gấp của vải được bảo quản, chúng có thể ăn theo đường gấp ra ngoài và lan rộng hơn. Và khi bị tiếp xúc với nhiệt độ cao hay với tia nắng mặt trời làm giảm nghiêm trọng chất lượng vải nylon
Vải Rayon có nhiều đặc điểm của nylon.
Rất dễ bắt gặp vải Rayon qua các sản phẩm quần áo, áo đi biển, các loại trang phục mùa hè, ga giường, rèm cửa. Đây là loại chất liệu dễ bị hư hỏng hơn bởi nhiệt trực tiếp hoặc tia nắng mặt trời và dễ bắt lửa hơn nylon.
Vải rayon dễ nhăn hơn các loại vải khác, và nếu để vải lâu trong tình trạng có nhiều nếp gấp do nhăn, chúng sẽ tạo thành nếp nhăn vĩnh viễn ảnh hưởng đến tính thẩm mĩ và chất lượng vải.
Vải bông và sợi
Đối với chất liệu vải từ bông và sợi có đặc tính khô chậm hơn các loại vải tổng hợp và dễ bị nấm mốc và phát triển. Nhiệt ít gây hại cho vải bông hơn so với chất liệu tổng hợp nhưng độ ẩm lại chính là “kẻ thù” của loại sản phẩm này. Nếu lưu trữ loại vải này trong mùa nồm ẩm vào tháng 3, tháng 4 ở miền Bắc thì khả năng cao là không đảm bảo được tính thẩm mĩ và chất lượng vải.
Doanh nghiệp may mặc cần theo dõi dự báo thời tiết cho hoạt động kho vận, lưu kho!
Ứng dụng linh hoạt dự báo thời tiết để quản lý kho vận tốt hơn, đặc biệt là với các sản phẩm lưu kho lâu dài phục vụ cho mục đích sản xuất. Cần theo dõi dự báo xa để có phương án ứng phó tại thời điểm nắng nóng mùa hè, mùa nồm ẩm hay vị trí kho cho phù hợp với chất liệu vải mà doanh nghiệp đang lưu trữ.
Xem thêm: 5 Bước giúp quản lý kho vận tốt hơn cho ngành may mặc
Đồng hành cùng WeatherPlus để cập nhật dự báo thời tiết ngắn hạn và dài hạn tin cậy với Dịch vụ Dự Báo Thời tiết dành riêng cho ngành May Mặc. Với những hiểu biết thấu đáo về ngành cùng năng lực dự báo ngắn hạn chính xác cao và dự báo dài hạn lên tới đến 9 tháng, WeatherPlus hy vọng sẽ là người bạn đồng hành có thể nâng bước doanh nghiệp May Mặc trong chặng đường phát triển,
Đăng ký dùng thử dịch vụ dự báo thời tiết cho ngành may mặcTẠI ĐÂY.