Tin tức
5 Bước lên kế hoạch kho vận cho ngành thời trang
Hàng tồn kho thường chiếm tới 40-50% trong tổng tài sản, chính vì vậy mà việc quản lý kho vận và kiểm soát hàng tồn kho có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp. Ngành may mặc cũng không thoát khỏi vòng lặp của kho vận. Dưới đây là 5 bước lên kế hoạch kho vận cho ngành thời trang mà quý doanh nghiệp không nên bỏ qua!
Bước 1: Kết hợp Dự báo thời tiết để dự đoán độ dài mùa vụ
Ngành may mặc ở Việt Nam nói chung và thời trang cho khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ thường được chia thành 2 mùa chính: Xuân hè và Thu Đông. Tuy nhiên, với đặc tính thất thường của thời tiết, độ dài mỗi mùa không còn lý tưởng là 6 tháng mỗi mùa, mà tuỳ vào từng năm mà mùa xuân hè dài hơn mùa thu đông và ngược lại. Độ dài mùa vụ hoàn toàn có thể dự đoán được bởi dự báo xu hướng thời tiết theo mùa. Thời điểm chuyển mùa từ mùa Hè sang mùa Thu và từ mùa Đông Sang mùa Xuân Được xác định bằng sự thay đổi về nhiệt độ và các hình thái thời tiết khác.
Dựa trên thông tin độ dài mùa vụ, doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định về số lượng sản phẩm dự trữ vào thời điểm đầu mùa, nhờ đó giảm chi phí đặt hàng, vận chuyển do đặt với số lượng lớn. Hiện nay, năng lực dự báo của Việt Nam, cụ thể của WP đã có thể nắm bắt trước xu hướng mùa từ 6 tháng đến 9 tháng. Do đó, những dự báo dài hạn từ 3 tháng, 6 tháng hay 9 tháng đều là thông tin không hề xa vời, quý doanh nghiệp hoàn toàn có thể biết trước.
Ngành May Mặc cần lưu ý gì trước Dự báo thời tiết 6 tháng cuối năm 2021 khu vực Miền Bắc
Bước 2: Dự đoán mức nhu cầu khách hàng
Sau khi dự đoán độ dài mùa vụ, doanh nghiệp cần dự tính được nhu cầu của khách hàng cho mùa vụ năm nay. Và dữ liệu lịch sử doanh thu, sản lượng bán hàng các năm trước chính là cơ sở tốt nhất để doanh nghiệp bước đầu xác định mức nhu cầu của mùa vụ.
Tất nhiên việc dự đoán nhu cầu khách hàng không chỉ dừng lại ở đó, để phán đoán một cách chính xác nhu cầu khách hàng, doanh nghiệp cần cân nhắc về thời điểm đầu mùa, cuối mùa và ảnh hưởng của các chiến dịch Marketing của chính mình, cũng như đối thủ. Đồng thời, lưu ý đến tình hình của nhà cung cấp để đảm bảo kho vận được vận hành trơn tru.
Xem ngay dự báo thời tiết lên tới 90 ngày tại Website WeatherPlus
Bước 3: Hiệu chỉnh mức nhu cầu dự đoán dựa trên các yếu tố thời tiết và thời điểm
Sau khi đưa ra được con số dự đoán sơ bộ cho nhu cầu khách hàng, dựa trên độ dài mùa vụ, dữ liệu lịch sử, và các hoạt động kinh doanh dự kiến, việc hiệu chỉnh lại mức nhu cầu dự tính theo các yếu tố thời tiết, thời điểm là rất quan trọng với doanh nghiệp may mặc
Để tính toán mức độ ảnh hưởng của thời tiết đến tình hình kinh doanh năm nay, doanh nghiệp có thể dựa trên chỉ số mùa(*) để phân bổ nhu cầu từng tháng, và hiệu chỉnh mức nhu cầu này với những thông tin dự báo thời tiết đặc thù cho năm nay. Ví dụ như số ngày lạnh liên tục, độ dài mùa, đợt lạnh cuối cùng…
(*) Chỉ số mùa (%) = (Trung bình 1 tháng qua nhiều năm/ Mức trung bình tháng nhiều năm) x100
Đồng thời để dự đoán nhu cầu mùa vụ doanh nghiệp nên tham khảo những báo cáo về ngưỡng nhiệt độ có tác động mạnh tới hành vi mua sắm của khách hàng và áp dụng những quy luật có tính ứng dụng. Ví dụ như: Đối với sản phẩm áo phao, khả năng xuất hiện các đỉnh cầu mua sắm sẽ vào thời điểm nhiệt độ <20 độ C và nhu cầu tăng đột biến vào thời điểm đợt lạnh sâu đầu tiên xuất hiện trong mùa Thu – Đông.
Bên cạnh thời tiết nói chung, yếu tố thời điểm cũng quyết định rất lớn đến việc bán hàng và quản lý kho vận. Ví dụ như các dịp nghỉ lễ, dịp năm mới, khai giảng, tốt nghiệp,… đều có thể ảnh hưởng đến nhu cầu khách hàng. Và hầu như vào những thời điểm vàng này nhu cầu của khách hàng thường tăng đột biến.
Doanh nghiệp cần chủ động nắm bắt dự báo thời tiết để đoán định về hành vi mua sắm của khách hàng vào các dịp lễ. Ví dụ, nếu dịp lễ trùng vào các đợt mưa, tỉ lệ khách hàng trực tiếp đến mua hàng có thể giảm đáng kể, trong khi lượt khách xem online lại tăng.
Bước 4: Tính toán số lượng hàng order và thời điểm đặt hàng lại
Để tính toán số lượng hàng order ban đầu và mỗi đợt, doanh nghiệp cần cân nhắc đến rất nhiều yếu tố khác bên cạnh nhu cầu khách hàng như: Chi phí đặt hàng, chi phí kho vận, công suất kho, thời gian hoàn thành sản phẩm cũng như những ưu đãi có thể nhận được khi đặt hàng với số lượng lớn. Một công thức mà doanh nghiệp có thể tham khảo để xác định số lượng đặt hàng của mình là:
Quan trọng không kém việc xác định số lượng hàng đặt, là tính toán thời điểm đặt hàng để đảm bảo số lượng sản phẩm đủ để cung ứng cho cửa hàng, cộng tác viên và các đơn vị bán lẻ đã đặt hàng. Công thức tham khảo như sau:
Thời điểm đặt hàng lại = (Số lượng sản phẩm bán được mỗi ngày x Số ngày cần để sản phẩm hoàn thành từ lúc đặt đơn) + Số sản phẩm dự trữ cần thiết
Bước 5: Tổng hợp, lập kế hoạch và cập nhật
Dựa vào 4 bước trên bộ phận quản lý kho vận có thể đưa ra những được kế hoạch phù hợp cho việc quản lý và vận hành kho của mình. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh là việc quản lý kho vận không nên chỉ dựa vào một phương án kế hoạch duy nhất, mà cần bao gồm nhiều trường hợp tốt xấu để xác định định mức đặt hàng phù hợp.
Sau khi lên kế hoạch việc liên kết chặt chẽ với khâu sản xuất, kinh doanh, liên tục xem xét, cập nhật kế hoạch dựa trên số liệu thực tế là vô cùng quan trọng để đảm bảo việc quản lý kho vận được thành công.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng hàng tồn kho tăng cao trong các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm may mặc, thời trang. Trong đó không thể không nhắc đến lý do vì sự nhập hàng theo kiểu “bản năng”, không hề cập nhật dự báo nhu cầu thực tế và sản xuất theo kế hoạch chủ quan ban đầu mà bỏ qua bước cập nhật liên tục số liệu báo, đồng thời so sánh điều chỉnh kế hoạch dựa trên những thông tin thực tế.
Hy vọng bài viết này đã phần nào tháo gỡ thắc mắc của quý doanh nghiệp khi đang tìm kiếm cho mình bài toán quản lý kho vận hiệu quả. Đừng quên nắm bắt dự báo sớm cùng WeatherPlus bằng cách dùng thử bản tin dự báo thời tiết được thiết kế riêng dành cho ngành may mặc.