Biển Việt Nam là một bộ phận thuộc Biển Đông rộng lớn, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á, quanh năm chịu ảnh hưởng của những đợt gió mùa Tây Nam và Đông Bắc. Vì vậy, mọi hoạt động xây dựng điện gió ngoài khơi chịu nhiều tác động tiêu cực từ hoạt động gió mùa: Giảm thời gian thuận lợi để thi công, chậm tiến độ, phát sinh chi phí, mất an toàn lao động… Chủ đầu tư và nhà thầu xây dựng điện gió xa bờ hiện đang làm gì để giải quyết những tác động tiêu cực này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Sự khác nhau giữa 2 loại hình gió mùa hoạt động trên vùng biển  Việt Nam

Yếu tố so sánhGió mùa Tây Nam(trùng với mùa mưa Nam Bộ)Gió mùa Đông Bắc – gió chướng(trùng với mùa khô Nam Bộ)
Thời gian diễn raTháng 5 đến tháng 10Tháng 11 đến tháng 4
Khả năng xảy ra mưa dôngCó nhiềuÍt xảy ra
Tốc độ gióTốc độ >10m/s xảy ra nhiềuTốc độ khoảng 6 – 7m/s, lúc mạnh có thể lên tới 11 – 17 m/s
Khả năng gió giật mạnhCó nhiềuCó, không nhiều
Độ cao sóngCó thể cao tới > 1,5mCó thể cao tới > 1,5m
Thủy triềuThủy triều dâng cao xảy ra nhiều

Gió mùa Đông Bắc (gió chướng)

Gió mùa Đông Bắc là thuật ngữ để chỉ một khối khí lạnh có nguồn gốc từ trung tâm áp cao từ Trung Á và Xibia thổi về xích đạo rồi di chuyển ngang khu vực Việt Nam, gây ra gió mạnh, trời trở rét và thời tiết xấu. Chúng được xem như loại gió chướng (tật phong) hay gió độc, thường diễn ra phổ biến vào khoảng tháng 11 đến tháng 3 hàng năm.

Trong thời kỳ gió mùa Đông Bắc hoạt động, mưa dông thường ít xảy ra nhưng có gió mạnh thổi đều. Tốc độ gió trung bình khoảng 6 – 7m/s, nhưng nhiều lúc mạnh lên mức 11 – 17 m/s. Kéo theo đó là sóng cao >1,5 mét và nước dâng gần bờ, thổi vào các cửa sông làm thủy triều dâng cao. Ngoài biển, gió chướng gây sóng to biển động trở ngại cho tàu bè đi lại hoặc cố định tàu thuyền, xà lan tải trọng lớn. 

Khu vực vùng biển Nam Bộ (nơi có nhiều cửa sông) hiện đang có rất nhiều các nhà máy điện gió trong quá trình xây dựng cần đặc biệt lưu ý mùa gió chướng 2021 thời gian sắp tới. WeatherPlus sẽ thường xuyên cập nhật thông tin sớm nhất đến chủ đầu tư & nhà thầu

Gió mùa Tây Nam

Gió mùa Tây Nam là gió Tín phong ở nửa cầu bắc thổi theo hướng Đông Nam. Tại Việt Nam, gió mùa Tây Nam thường diễn ra trong khoảng thời gian tháng 5 đến tháng 10, thời kỳ hoạt động mạnh nhất vào khoảng tháng 8 đến tháng 10. 

Trong giai đoạn gió mùa Tây Nam hoạt động với cường độ trung bình đến mạnh, tốc độ gió >10m/s xảy ra phổ biến ở vùng biển, kèm theo đó là mưa dông và sóng lớn. Có một số giai đoạn gió mùa Tây Nam kết hợp với hoạt động của bão/áp thấp nhiệt đới có thể sẽ gây ra tình trạng biển động rất mạnh kèm sóng biển cao >2m.

Vùng biển ngoài khơi các tỉnh Trà Vinh, Bến Tre, Sóc Trăng vào thời kỳ tháng 5 đến tháng 10 phổ biến xuất hiện mưa dông; có thể kèm theo sấm sét, lốc xoáy, gió giật, biển động mạnh, sóng biển cao; có thể gây nguy hại và sức tàn phá rất lớn đến các hoạt động trên biển.

Gió mùa có thể gây khủng hoảng tồi tệ thế nào cho xây dựng điện gió ngoài khơi?

Gây khó khăn khâu hậu cần, điều phối hoạt động xây dựng

Hậu cần cho xây dựng điện gió ngoài khơi phức tạp hơn vì sử dụng nhiều tàu vận tải lớn và các thiết bị nâng hạ chuyên dụng. Hoạt động của những thiết bị này lại phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết trên biển. 

Việc gió mùa hoạt động mạnh, tạo ra những điều kiện thời tiết xấu như sóng to, gió lớn, thủy triều dâng cao… làm giảm đáng kể thời gian thuận lợi cho xây dựng trên biển. Thực tế đã có nhiều dự án xây dựng điện gió chậm tiến độ, không đạt được tiến độ như dự kiến ​​ban đầu vì chịu ảnh hưởng lớn từ yếu tố thời tiết.

Ví dụ:

  • Tốc độ gió >10 m/s làm hạn chế mọi hoạt động nâng (Điện gió ngoài khơi BARD 1 ở Đức, Nhật Bản áp dụng tiêu chuẩn này. Xem thêm tại đây)
  • Tốc độ gió >16 m/s làm hạn chế mọi hoạt động vận chuyển (Điện gió ngoài khơi BARD 1 ở Đức áp dụng tiêu chuẩn này)
  • Độ cao sóng >1m ảnh hưởng đến phương pháp thi công và khả năng thi công điện gió ngoài khơi (Điện gió ngoài khơi Nhật Bản đã nghiên cứu và khẳng định. Xem thêm tại đây)
  • Thủy triều dâng cao ảnh hưởng đến hoạt động đi lại & neo đậu tàu, xà lan: Khi có sóng to, gió lớn, thủy triều dâng cao mà các tàu vận chuyển, xà lan khu vực ven bờ không được neo đậu đúng chỗ, đúng cách sẽ gây ra thiệt hại như: Hư hỏng do tàu va đập, sóng đánh lật úp tàu, tàu cuốn trôi ra xa bờ…

Phát sinh chi phí 15-20%

Những con tàu tải trọng lớn không phải lúc nào cũng có sẵn và giá thuê thường rất cao. Chỉ một xáo trộn nhỏ ở điều kiện thời tiết đều có thể làm gián đoạn công việc vận chuyển, hậu cần. Nếu tàu hết hạn thuê trước khi hoàn thành công việc, nhà thầu chắc chắn mất thêm chi phí để tiếp tục sử dụng.

Việc quản lý tốt khâu hậu cần có thể giúp nhà thầu tiết kiệm 15-20% chi phí. Vì vậy, ứng phó với thời tiết để quá trình xây dựng diễn ra an toàn, tiết kiệm, đúng tiến độ là thách thức lớn với nhiều điện gió ngoài khơi hiện nay.

Mất an toàn xây dựng

Thời tiết trên biển có thể tạo ra nhiều rủi ro khó lường, đe dọa sự an toàn cho người và thiết bị thi công. Những trường hợp rơi, đổ thiết bị nâng cẩu, lật tàu thuyền chở thiết bị do gặp sóng/gió lớn không hiếm gặp, gây tổn thất hàng triệu đô cho nhà thầu và các đơn vị bảo hiểm.

Ứng phó với gió mùa trên biển cho xây dựng điện gió ngoài khơi 

Trên một khía cạnh khác, gió mùa cũng tạo ra cơ hội bứt phá tiến độ thi công nếu các tổng thầu chủ động theo dõi và có kế hoạch quản trị hiệu quả ngay đầu. 

Một trong những giải pháp ứng phó được nhiều nhà thầu điện gió trong nước hiện đang lựa chọn là sử dụng dịch vụ dự báo thời tiết biển tin cậy. Những bản tin dự báo đầy đủ thông tin cần thiết cho việc xây dựng bao gồm: Tốc độ gió, độ cao sóng, cảnh báo dông sét Nowcasting cập nhật liên tục 3-6 giờ; cảnh báo sớm bão lớn trên biển; dự báo hạn dài (lên tới 14 ngày)… giúp chủ đầu tư và các nhà thầu xây dựng:

  • Liên tục theo dõi thông tin thời tiết để lập kế hoạch thi công phù hợp, làm chủ thời tiết và đưa ra quyết định đúng đắn.
  • Giảm thiểu sự chậm trễ trong thi công và tiết kiệm chi phí đáng kể.
  • Lên kế hoạch hậu cần, điều phối xây dựng có hiệu suất là cao nhất trong những giai đoạn thời tiết tốt.
  • Biết được thời gian lên xuống của thủy triều để tận dụng tốt thời gian thủy triều xuống. Từ đó bố trí ca làm hợp lý, neo đậu tàu thuyền đúng nơi, bảo vệ người và tài sản.
  • Biết được thời gian thuận lợi cho xây dựng (tốc độ gió dưới 10-16m/s, độ cao sóng <1,5m hoặc <1m…) để phối hợp các công việc nhịp nhàng, phù hợp với tình hình thời tiết. 
  • Kiểm soát tối đa việc chìm sà lan, đổ cẩu và những tác động không mong muốn của thời tiết.

Tại Việt Nam hiện nay, Dịch vụ thời tiết biển cho xây dựng điện gió ngoài khơi WeatherPlus đang là phương án tối ưu, giúp các công trình xây dựng điện gió vượt qua thách thức thời tiết và đuổi kịp tiến độ dự án như mong đợi. Dịch vụ thời tiết biển WeatherPlus đang được nhiều nhà thầu xây dựng điện gió ngoài khơi đánh giá cao và lựa chọn. Trong đó có dự án điện gió ngoài khơi Bình Đại (Bến Tre) sử dụng trong cả 02 giai đoạn xây dựng quan trọng và quy mô nhất của dự án.

    Đăng ký nhận CẢNH BÁO BÃO MIỄN PHÍ cho điện gió của WeatherPlus