Tin tức
Chỉ số THI tháng 10 dành cho ngành chăn nuôi bò sữa
Chăn nuôi bò sữa không còn đơn thuần là nuôi và thu hoạch sữa, mà bên cạnh đó việc gia tăng và đảm bảo lượng sữa ổn định là mục tiêu mà nông dân hiện đại hướng tới. Một trong những phương pháp mà được các nước Quốc Tế sử dụng, đó chính là theo dõi chỉ số THI. Cùng xem chỉ số THI trong tháng 10 sắp tới dành cho ngành chăn nuôi bò sữa qua bài viết sau.
Chỉ số THI tại Mộc Châu, Sơn La trong 15 ngày tới
Xu thế thời tiết tại Mộc châu, Sơn La trong tháng 10 có mưa rào và nắng gián đoạn, nhiệt độ ở mức mát mẻ không vượt quá 28 độ C. Tuy nhiên do có mưa rào nhiều ngày khiến cho chỉ số THI một vài ngày gia tăng ở mức tác động xấu tới sản lượng sữa. Chỉ số THI chính là một trong những yếu tố ngầm ảnh hưởng đến sản lượng sữa mà nhiều trang trại chăn nuôi bò sữa không để ý tới.
Theo như biểu đồ có khoảng 30% trong giai đoạn trên chỉ số THI ở mức báo động và khiến giảm sữa ở bò. Chỉ số THI tăng cao chạm ngưỡng sốc nhiệt ở bò vào giai đoạn mùa hè, khi nhiệt độ cao trên 30 độ và độ ẩm không khí mở mức trên 90 độ. Dù Bắc Bộ nói chung đang vào giai đoạn chuyển mùa, thời tiết mát mẻ, tuy nhiên do mưa nên độ ẩm không khí vẫn ở mức cao và tác động tiêu cực đến sức khỏe của bò sữa, làm giảm sản lượng bò sữa.
Chỉ số THI tại Nghĩa Đàn, Nghệ An trong 15 ngày tới
Như trong khuyến cáo trước của WeatherPlus về tình trạng mưa do ảnh hưởng của Áp Thấp nhiệt đới đầu tháng 10. Khu vực Nghệ An trong khoảng 5 ngày tới sẽ chịu tác động của một đợt mưa lớn kéo dài. Đồng thời có nguy cơ xảy ra lũ, lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng diện rộng, kéo dài tại các vùng trũng, thấp, ven sông. Trong giai đoạn từ 12/10 đến hết tháng sẽ có mưa chiếm khoảng ½ quãng thời gian. Gây ra sự thay đổi về chỉ số THI dẫn đến tình trạng Stress Nhiệt trên bò sữa cũng biến đổi liên tục.
Đáng lưu ý dành cho các trang trại chăn nuôi bò sữa tại Nghệ An vì từ 11/10-13/10 khả năng tình trạng Stress nhiệt trên bò sữa sẽ diễn biến xấu đi do chỉ số THI ở mức xấu. Từ đó gây ra tình trạng ít sữa, giảm sữa ảnh hưởng đến tổng sản lượng sữa trong giai đoạn đó.
Song Song với việc ứng phó với diễn biến của bão, áp thấp nhiệt đới sắp tới như gia cố chuồng trại, đảm bảo nguồn thức ăn sạch và đảm bảo sức khỏe cho bò sữa. Bà con cần cân bằng lại độ ẩm để tránh tình trạng độ ẩm không khí tăng, dẫn tới chỉ số THI tăng.
Chỉ số THI tại Lâm Đồng trong 15 ngày tới
Thời tiết Lâm Đồng từ nay tới 13/10 chịu ảnh hưởng trên hình thái thời tiết chung của cả khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ. Cụ thể: khu vực này có mưa kéo dài do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, lượng mưa có khả năng đạt: 50-150mm, có nơi trên 150mm. Giai đoạn sau ngày 13/10 đến hết tháng 10, Lâm Đồng vẫn còn nhiều ngày mưa trên cả đợt và độ ẩm nhiều ngày đạt ngưỡng 100% làm gia tăng chỉ số THI.
Lâm Đồng là tỉnh có khí hậu phù hợp để chăn nuôi bò sữa, bò sữa ở đây luôn được phát triển trong điều kiện khí hậu ổn định và chỉ số THI thông thường ở mức ổn định. Tuy nhiên, việc cập nhật liên tục các yếu tố thời tiết tác động đến sản lượng sữa sẽ giúp chủ trang trại chủ động chăm sóc bò.
Đăng ký dùng thử cảnh báo thời tiết dành riêng cho ngành chăn nuôi bò sữa
WeatherPlus là công ty tư nhân cung cấp giải pháp thời tiết cho các ngành như: Điện gió, khai khoáng, may mặc, nông nghiệp… Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu của đội ngũ chuyên gia Nông Nghiệp và Thời Tiết, WeatherPlus tự tin thấu hiểu được tác động của thời tiết tới ngành chăn nuôi bò sữa.
Cùng với năng lực dự báo thời tiết tiến tiến bằng công nghệ dự báo hiện đại với độ tin cậy cao. WeatherPlus là người bạn đồng hành tuyệt vời với các cá nhân, đơn vị tổ chức hoạt động trong ngành Nông Nghiệp, có thể cung cấp đầy đủ các giải pháp thời tiết theo yêu cầu của khách hàng. Đồng thời tư vấn và giới thiệu các giải pháp mà khách hàng nên sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Chỉ số THI mà WeatherPlus cung cấp cho quý khách hàng sẽ được cập nhật thường xuyên để đảm bảo tính chính xác cao. Đồng thời, khi đồng hành cùng WeatherPlus, các chủ trang trại chăn nuôi sẽ nhận được thêm nhiều tư vấn hữu ích nhất để áp dụng vào quy trình chăn nuôi hiện tại.