Tin tức
Thời tiết điện gió ngoài khơi bất lợi trong nửa sau tháng 11 và thời kỳ đầu tháng 12
Thời tiết điện gió ngoài khơi vùng biển từ Bình Thuận tới Cà Mau trong nửa sau tháng 11 tới nửa đầu tháng 12 nhiều ngày bất lợi, thậm chí nguy hiểm cho các hoạt động xây dựng vận hành điện gió ngoài khơi và ven bờ. Chủ đầu tư và nhà thầu xây dựng cần theo dõi thường xuyên các bản tin cảnh thời tiết biển, đặc biệt là yếu tố sức gió và lượng mưa để kịp thời đưa ra kế hoạch hành động, ứng phó thời tiết phức tạp, bảo vệ an toàn người và tài sản.
- Điện gió ngoài khơi bước vào giai đoạn thời tiết bất lợi đầu tháng 3/2022
- Nửa cuối tháng 12 chỉ có 4-6 ngày thời tiết thuận lợi cho điện gió ngoài khơi ven biển Nam Trung Bộ
- Bão là nguyên nhân hàng đầu làm gãy cánh tuabin điện gió: Ứng phó thế nào?
- Thời tiết điện gió ngoài khơi bất lợi trong nửa sau tháng 11 và thời kỳ đầu tháng 12
- Cảnh báo rủi ro mùa mưa bão 2021 cho điện gió ngoài khơi
Thời tiết vùng Nam Biển Đông từ 18/11 đến tuần đầu tháng 12: Nhiều ngày có tốc độ gió >10m/s, độ cao sóng 1.0-1.5m
Nhìn chung thời tiết trong nửa sau tháng 11 tới nửa đầu tháng 12 nhiều ngày bất lợi và có ngày nguy hiểm cho nhiều công việc trong hoạt động điện gió ngoài khơi và ven bờ.
Từ 18-22/11: Thời tiết thuận lợi
Thời kỳ từ ngày 18 đến 22/11 được coi là thời kỳ thuận lợi hơn với các hoạt động điện gió ngoài khơi.
Từ 23-29/11: Nhiều ngày tốc độ gió >10m/s, độ cao sóng trung bình 1.0-1.5m
Từ ngày 22/11, không khí lạnh phía bắc có quá trình tăng cường liên tục kéo dài ngày xuống phía nam.
Từ ngày 23 kéo dài tới ngày 29/11, vùng biển từ Bình Thuận tới Cà Mau liên tục duy trì gió Đông Bắc ở mức cuối cấp 5 và cấp 6, có lúc gió tới cấp 7, giật cấp 8. Thời tiết được coi là rất bất lợi cho các hoạt động ven bờ, đặc biệt là việc xây dựng trụ gió ở các độ cao từ 30m trở lên tới khoảng 130m.
Ngoài việc tốc độ gió duy trì cao nhiều ngày trên 10m/s ở mực bề mặt, gió các mực trên cao sẽ còn đe dọa tiềm ẩn gió giật có thể làm đổ gãy cánh quạt hoặc hỏng các thiết bị, rất không thuận lợi cho việc lắp đặt các thiết bị.
Đối với các hoạt động đóng trụ cột ven bờ, gió đông bắc mạnh cũng gây ra độ cao sóng trung bình thời kỳ nhiều ngày dao động 1.0-1.5m, có thời điểm cực đại 2-2.5m, rất nguy hiểm và không thể tiến hành đóng cọc bởi độ cao sóng trên 0.5 m đã được coi là rất bất lợi.
Sau ngày 29/11: Tốc độ gió phổ biến 6-8m/s, sóng 0.3-0.6m
Sau ngày 29/11, thời tiết có khoảng 3-4 ngày tạm ổn định dần, gió giảm về phổ biến trong khoảng 6-8m/s trên khu vực ven biển Bình Thuận tới Cà Mau. Thời kỳ này độ cao sóng phổ biến trung bình nhiều ngày ở mức 0.3-0.6 m, có thời điểm bất lợi nhưng không tới mức nguy hiểm.
Tuần đầu tháng 12: Tốc độ gió tăng lên cấp 6, giật cấp 7- 8
Dự báo trong tuần đầu tháng 12, không khí lạnh tiếp tục hoạt động dồn dập và gió ở ven biển phía nam lại tăng lên cấp 6, giật cấp 7-8 và nhiều thời điểm gió mạnh cuối cấp 5, có lúc tới cấp 7.
Điện gió ngoài khơi chủ động ứng phó thời tiết
Khu vực Nam Biển Đông hiện là nơi tập trung nhiều dự án điện gió ngoài khơi. Chủ đầu tư và nhà thầu xây dựng cần theo dõi thường xuyên các bản tin cảnh thời tiết biển, đặc biệt là yếu tố sức gió và lượng mưa để kịp thời đưa ra kế hoạch hành động, ứng phó thời tiết phức tạp, bảo vệ an toàn người và tài sản.
Vùng Nam Biển Đông có thể xảy ra gió Tây đến Tây Nam cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8, biển động. Tham khảo điều kiện thời tiết cho xây dựng điện gió ngoài khơi nước ngoài (như Biển Bắc, Đức) thì:
- Sức gió giật cấp 5 (8,0 – 10,7) bắt đầu hạn chế các hoạt động nâng trên biển
- Gió giật từ cấp 6 (10,8 – 13,8) đến cấp 7 (13,9 – 17,1) bắt đầu hạn chế các hoạt động vận chuyển ra khơi
- Gió giật trên cấp 7 ngừng mọi hoạt động
- Sức gió tăng cũng làm biển động mạnh, nguy hiểm đối với tàu, thuyền
- Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến an toàn lao động nhân công và vật liệu, tàu thuyền trên biển.