Làm thế nào để người nông dân và các doanh nghiệp sản xuất sữa bò chủ động ứng phó với thời tiết khắc nghiệt để chăm sóc đàn bò mạnh khỏe, nâng cao sản lượng sản xuất sữa? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Thời tiết tác động tiêu cực đến bò sữa và sản lượng sữa

Sản lượng sữa bò chịu ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của nhiều yếu tố thời tiết như nhiệt độ, độ ẩm, gió, bức xạ mặt trời… Tại Việt Nam, vùng Đông Nam Bộ là nơi có đàn bò sữa lớn nhất với xấp xỉ 107 ngàn con, chiếm 32,07% cả nước. Tuy nhiên, thời tiết Đông Nam Bộ nhất là vào mùa khô nắng nóng có khi nhiệt độ tăng tới 40 độ C gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc chăn nuôi và sản xuất sữa bò.

1. Gây ra hiện tượng stress nhiệt ở bò

Stress nhiệt ở bò là một trong những nguyên nhân khiến cho năng suất sữa của bò ở nước ta hiện nay chưa cao. Những yếu tố này đôi khi bị người chăn nuôi thiếu quan tâm nhất là đối với những hộ chăn nuôi nhỏ. 

Stress nhiệt ở bò xảy ra khi nhiệt độ và độ ẩm xung quanh vượt quá ngưỡng chịu đựng, gây bất lợi cho bò. Các ngưỡng này được ước tính bằng chỉ số độ ẩm nhiệt độ (THI) như sau:

THI<7272-7879-8889-98>98
Mức độ stressKhôngNhẹNặngNghiêm trọngBò bị chết

Khi THI trên 70 thì stress nhiệt trở thành vấn đề với bò, gây ra thiệt hại rất lớn về sản lượng sữa và chất lượng sữa bò. Ví dụ ước tính thiệt hại đối với ngành chăn nuôi ở New York do stress nhiệt lên tới 25 triệu đô la/năm, trong đó tổn thất trên bò sữa là lớn nhất (Larry E., 2003). 

Chỉ số THI được tính từ nhiệt độ không khí và độ ẩm tương đối 
Ví dụ chỉ số THI và điều kiện thời tiết trong các tháng ảnh hưởng đến sức khỏe và sản xuất bò sữa

2. Giảm sản lượng sữa

  • Sản lượng sữa có thể giảm 10-25% khi bò bị stress nhiệt
  • Cứ tăng 1 đơn vị THI thì năng suất sữa sẽ giảm 0,26 kg/ngày
  • Nhiệt độ thấp hơn 5 độ C hoặc cao hơn 21 độ C sản lượng sữa giảm từ từ
  • Nhiệt độ cao hơn 27 độ C sản lượng sữa giảm rõ rệt

Trong điều kiện khí hậu, thời tiết nhiệt đới như Việt Nam, thường thì nhiệt độ vượt mức 25 độ C và độ ẩm tương đối vượt mức 80% (THI đạt trên 75) bắt đầu gây nhiều tác động xấu đến khả năng sản xuất của bò sữa, làm giảm sản lượng sữa của bò.

Theo các chuyên gia KTTV WeatherPlus, nhiệt độ khu vực Đông Nam Bộ giai đoạn 20/7 đến 10/8 nhiều ngày nắng nóng, thiếu hụt mưa, nhưng từ 10-16/8 độ ẩm trung bình có thể tăng lên 88% ảnh hưởng đến chăn nuôi, sản lượng và chất lượng sữa bò. 

Xem chi tiết dự báo khí tượng thủy văn 45 ngày mới nhất tại đây.

Một số ví dụ khác về stress nhiệt ảnh hưởng đến sản lượng sữa bò:

  • Vùng Đông Nam nước Anh – khu vực có tỷ lệ stress nhiệt ở bò cao nhất – lượng sữa thất thoát trung bình hàng năm do stress nhiệt dự kiến ​​vượt 170kg/con do biến đổi khí hậu. Tương đương 2,4% sản lượng hàng năm. 
  • Vùng Tây Nam nước Anh – khu vực dễ bị tổn thương nhất bởi biến đổi khí hậu là nơi mật độ đàn bò sữa cao. Nếu không có biện pháp hợp lý, stress nhiệt ở bò có thể gây tổn thất 13,4 triệu bảng Anh trong những năm thời tiết trung bình và 33,8 triệu bảng Anh trong những năm khắc nghiệt cuối thế kỷ này.

3. Giảm chất lượng sữa

  • Bò sau khi trải qua stress nhiệt, nếu dùng biện pháp kỹ thuật để giảm 1 đơn vị THI thì cũng chỉ tăng được 0,11kg sữa/ngày
  • Thành phần của sữa (béo, đạm và các chất rắn khác) đều giảm trong điều kiện nhiệt độ cao
  • Khi nhiệt độ môi trường tăng đến 29 độ C, tỷ lệ chất béo trong sữa bắt đầu giảm, sau đó tỷ lệ béo tăng (do sản lượng sữa giảm nhanh)

4. Giảm khả năng sinh sản

Theo Cartmill (2001), chỉ số THI từ 72 trở lên thì tỷ lệ thụ thai giảm. Khi thân nhiệt khoảng 40 độ C do nhiệt độ tăng lên khoảng 32,2 độ C trong 72 giờ sau khi gieo tinh thì tỷ lệ đậu thai sẽ bằng 0%. 

5. Ảnh hưởng đến sản xuất cỏ chăn nuôi bò sữa

  • Lượng mưa và cường độ bão tăng có thể làm tăng thất thoát chất dinh dưỡng đồng cỏ tới 40% vào giữa thế kỷ và 87% vào năm 2100
  • Lượng mưa giảm và nhiệt độ cao hơn có thể làm giảm sản lượng thức ăn thô xanh tới 10
  • Sản lượng cỏ mùa hè có thể giảm do áp lực nắng nóng và hạn hán nhiều hơn
  • Việc kiểm soát cỏ dại, sự xâm nhập sâu bệnh có thể trở nên khó khăn hơn. Mùa đông ấm hơn có thể làm tăng cỏ dại và sâu bệnh

Ứng phó với thời tiết để bò khỏe mạnh hơn, sản xuất tốt hơn

Điều kiện khí hậu Việt Nam, nhất là khu vực Đông Nam Bộ rất dễ xảy ra stress nhiệt trên bò sữa. Người chăn nuôi cần quan tâm đúng mức và có những giải pháp dài hạn hơn, hiệu quả hơn để ứng phó thời tiết và tạo ra lợi nhuận kinh tế tốt nhất. 

Nhiều quốc gia trên thế giới chịu ảnh hưởng biến đổi khí hậu đã nhanh chóng tìm ra những giải pháp để bảo vệ quyền lợi của động vật và giảm thiểu thiệt hại kinh tế do thời tiết gây ra cho đàn bò sữa. Chúng bao gồm các cách thích ứng đơn giản như:

  • Chọn giống bò chịu stress nhiệt
  • Hạn chế tối đa ánh nắng mặt trời và bức xạ nhiệt
  • Tạo độ thông thoáng tự nhiên cho chuồng nuôi bò
  • Làm mát trực tiếp trên cơ thể bò (phun sương, phun nước, quạt)
  • Thức ăn và nước uống phù hợp
  • Trì hoãn vắt sữa buổi chiều đến 5 giờ chiều trong mùa nóng.

Sử dụng dự báo thời tiết hạn ngắn và hạn xa

Dự báo hạn ngắn, hạn dài, theo mùa là cách ứng phó với thời tiết nhiều nước phát triển đang sử dụng trong chăn nuôi bò sữa

Dự báo thời tiết hạn ngắn và hạn xa có rất nhiều lợi ích trong chăn nuôi bò sữa, hỗ trợ người nông dân và doanh nghiệp dễ dàng đưa ra rất nhiều quyết định quan trọng.

  • Sử dụng dự báo ngắn hạn để lập kế hoạch ứng phó thời tiết cực đoan: Lũ lụt, hạn hán, quản lý đàn bò trong điều kiện ẩm ướt hoặc nóng bức
  • Lên lịch bổ sung thức ăn, dinh dưỡng hoặc dự trữ nguồn cung thức ăn phù hợp với điều kiện thời tiết.
  • Sử dụng dự báo khí hậu dài hạn để lên kế hoạch bảo vệ đồng cỏ chăn nuôi bò thông qua việc cải tạo đất đai, giảm nguy cơ xói mòn đất…
  • Sử dụng dự báo khí hậu theo mùa điều chỉnh thời điểm giao phối và cai sữa, hoặc di chuyển đàn bò đến vùng thức ăn dồi dào hơn 

Nhiều quốc gia như Ireland, Vương quốc Anh và New Zealand từ lâu đã đưa các yếu tố thời tiết vào dự báo sản lượng sữa bò. Họ đã tận dụng tốt thông tin về số giờ nắng trung bình để cải thiện dự đoán năng suất sữa bò. Từ đó gia tăng sản lượng, chất lượng sữa và lợi nhuận kinh doanh.

Đưa ra quyết định chăn nuôi tốt hơn với dự báo WeatherPlus

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm dự báo ngắn hạn và dài hạn có thể mang lại lợi ích như thế nào cho hoạt động chăn nuôi của mình, hãy liên hệ ngay với WeatherPlus. 

Dự báo thời tiết khí hậu WeatherPlus có thể giúp người nông dân và doanh nghiệp ứng phó với thời tiết, lập kế hoạch cho những thay đổi có thể ảnh hưởng đến công việc chăn nuôi trước: 14 ngày, 30 ngày, 45 ngày, 90 ngày và 180 ngày, 270 ngày (9 tháng) 

Với thế mạnh nền tảng cơ sở hạ tầng trạm quan trắc và công nghệ dự báo hiện đại, dự báo theo mùa tin cậy của WeatherPlus đã giúp nhiều doanh nghiệp bán lẻ dễ dàng hiểu và ứng dụng vào sản xuất mà không cần kiến thức chuyên môn của một nhà khí tượng học. Từ đó, họ dễ dàng đưa ra quyết định kinh doanh đúng đắn để tăng trưởng kinh doanh thuận lợi.

    Nhận những dự báo thời tiết giá trị
    & miễn phí từ WeatherPlus

    Vui lòng chia sẻ thông tin với chúng tôi để được nhận những thông tin dự báo thời tiết sớm nhất dành cho doanh nghiệp của bạn.